Vật liệu chống thấm là gì? Hiện nay có những loại vật liệu chống thấm nào?
Chống thấm là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng góp phần bảo vệ các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, công ty, doanh nghiệp,…luôn bền đẹp với thời gian mà không gặp phải những vấn đề như: nấm mốc, ố vàng loang lổ, bong tróc sơn vữa, nứt tường. Để tiến hành công tác chống thấm, ngoài cần đến đội ngũ thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm bạn còn phải chuẩn bị các vật liệu chống thấm chuyên dụng phù hợp với từng hạng mục trong công trình. Vậy vật liệu chống thấm là gì? Hiện nay có những loại vật liệu trong thấm nào?
Vật liệu chống thấm là gì?
Vật liệu chống thấm được chia thành nhiều dạng khác nhau và có tác dụng trám kín các vết nứt cũng như tạo ra một lớp màng bao phủ để bảo vệ bề mặt tường, sàn, trần nhà,…trong công trình khỏi ảnh hưởng của những nguy cơ thấm dột như: nước mưa, độ ẩm không khí, nước ngầm dưới đất.
Khi tiến hành chống thấm cho công trình xây dựng, tùy từng hạng mục mà người ta sẽ sử dụng những vật liệu chống thấm chuyên dụng sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy vật liệu chống thấm có những loại nào?
Các loại vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay
Vật liệu chống thấm được chia thành hai dạng chính đó là sơn chống thấm và hóa chất chống thấm. Mỗi một dạng vật liệu sẽ có tác dụng riêng và được sử dụng để chống thấm cho từng hạng mục khác nhau, cụ thể như sau:
► Sơn chống thấm: là vật liệu chống thấm có tác dụng ngăn chặn sự thấm dột của nước mưa từ trên xuống, nước ngầm ở dưới lên hay độ ẩm không khí cao. Không chỉ được sử dụng để tiến hành công tác chống thấm, sơn chống thấm còn được sử dụng để sơn trang trí, góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của công trình. Sơn chống thấm thường được sử dụng để tiến hành công tác chống thấm cho các hạng mục như: tường nhà, trần nhà, sàn nhà, sê nô,…các bề mặt thẳng đứng và nằm ngang khác.
► Hóa chất chống thấm: Là vật liệu chống thấm thường được sử dụng để xử lý các vết nứt tại bề mặt tường, chân tường, cổ ống, nứt móng,…. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất chống thấm được cung cấp. Sau đây là một số vật liệu được lựa chọn mua dùng phổ biến nhất:
- Sikaproof membrane: Sikaproof membrane là vật liệu chống thấm dạng màng lỏng thường được sử dụng để chống thấm cho sàn mái, sàn vệ sinh, ban công, sê nô…
- Sikatop seal 107: Là hóa chất chống thấm gốc xi măng thường được sử dụng để chống thấm cho tường, vữa trát và đặc biệt là bồn trồng hoa.
- Sika latex, Sika latex TH : là phụ gia chống thấm được sử dụng để trộn chung với các vật liệu chống thấm khác khi tiến hành chống thấm cho tường trát vữa.
- Masterseal 540: là vật liệu chống thấm được trộn chung với vữa để chống thấm cho các hạng mục sàn mái, vệ sinh và đặc biệt là bể nước ăn, bồn hoa.
- Masterseal 530: Là loại hóa chất chống thấm có khả năng thấm thấu cao nên thường được sử dụng cho sàn bê tông nhằm lấp đầy mao mạch vào các lỗ rỗng ngăn chặn nước thấm từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.
- Sika 102: Là hóa chất chống thấm có khả năng làm cho vữa đông cứng nhanh để cản nước, thường được sử dụng cho các hạng mục bị rò rỉ qua vách đá và bê tông cũng như qua các khe giữa bê tông và thép.
Sau khi tham khảo những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết vật liệu chống thấm là gì và hiện nay có những loại vật liệu chống thấm nào? Nếu có nhu cầu sử dụng và cần tìm đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm uy tín hoặc cần được hỗ trợ thi công chống thấm nhà ở chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ với công ty Hoàng Gia Phát để được phục vụ nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm: Một số vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến hiện nay
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tư vấn sơn nhà tại TPHCM/ Sơn mặt tiền
- Mẫu thiết kế sân vườn nhà cấp 4 đẹp không thể cưỡng lại
- Các loại vữa chống thấm tốt nhất trong xây dựng hiện nay
- Xu Hướng Màu Sơn Nhà Đẹp Hiện Đại Nhất Trong Năm 2020
- Hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bằng kova
- Lựa chọn vật liệu chống thấm cho từng hạng mục trong công trình
- Dịch vụ sơn nhà ở quận 8 TPHCM
- Tự sơn nhà có khó không?
- Dịch vụ sơn nhà ở quận 7 TPHCM
- Cách thi công sơn chống thấm cho nhà ở