Quy trình kỹ thuật và các phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là một trong những công trình phụ mà bất cứ công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn,…nào cũng cần có. Bên cạnh đó, đây lại là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước nên rất dễ bị ẩm ướt dẫn đến tình trạng bong tróc, xuất hiện nấm mốc hay các vết loang lổ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền của công trình. Để ngăn chặn những vấn đề này, bạn cần thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh. Vậy quy trình kỹ thuật và các phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh là gì?
Quy trình kỹ thuật chống thấm cho nhà vệ sinh
Để những vị trí như: sàn, trần, tường không bị thấm nước và xuất hiện những vết loang lổ, nấm mốc, bong tróc, bạn cần thực hiện quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật như sau:
► Bước 1: Làm sạch bề mặt tường chống thấm: Làm sạch bề mặt tường nhà vệ sinh giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như tạp chất đồng thời giúp nâng cao độ kết dính của tường với các vật liệu chống thấm.
► Bước 2: Chống thấm cho cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh: Bạn sẽ dùng hồ dầu Sika Latex trộn chung với xi măng và nước sạch theo tỉ lệ rồi quét lên miệng ống. Tiếp theo trộn vữa SikaGrout 214 - 11 với nước sạch và đổ vào cổ ống. Việc làm này sẽ giúp cho cổ ống hạn chế tối đa tình trạng nứt vỡ.
► Bước 3: Trát vữa cho chân tường và sàn bê tông: Bạn sẽ trộn xi măng và cát theo tỉ lệ 1:1 rồi trát xung quanh chân tường và sàn để lưới gia cố không bị gập.
► Bước 4: Tiến hành chống thấm: Sử dụng hóa chất Sika Latex trộn chung với xi măng và nước để quét lót toàn bộ chân tường, sàn và tường gạch.
► Bước 5: Chống thấm bằng màng đàn hồi: Để ngăn ngừa tình trạng công trinh bị lún, ảnh hưởng đến chống thấm, bạn sẽ dùng chổi và quét màng lỏng chống thấm Sikaproof Membrain lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, riêng phần quét chân tường thường quét cao 30 - 50 cm. Sau khi quét xong lớp thứ nhất, bạn sẽ đợi khoảng 2 - 3 giờ để quét lớp thứ 2.
► Bước 6: Cuối cùng bạn chỉ cần đợi cho các lớp chống thấm khô thì có thể nghiệm thu hoàn thành việc chống thấm.
Các phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh
Có rất nhiều phương pháp xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh. Trong đó hai phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng nhất đó là:
► Chống thấm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh: Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian thi công nhưng thời gian chống thấm ngắn.
► Chống thấm nhà vệ sinh bằng hóa chất: Khi sử dụng hóa chất để chống thấm, thời gian thực hiện sẽ rất lâu nhưng đổi lại nhờ sự thẩm thấu vào sâu bên trong hỗn hợp vữa, bê tông và gạch xây nên khả năng chống thấm rất tốt và bền, tuổi thọ có thể lên đến 20 năm.
Với những chia sẻ vừa rồi chắc các bạn đã biết được có những phương pháp xử lý chống thấm nào và quy trình kỹ thuật thực hiện công tác chống thấm ra sao rồi phải không? Nếu có nhu cầu chống thấm cho công trình nhà vệ sinh của mình nhưng gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện, bạn hãy liên hệ với công ty Hoàng Gia Phát theo số điện thoại Hotline: 0933 543 511 hoặc địa chỉ email: sonsuanhahcm07@gmail.com và sử dụng dịch vụ chống thấm nhà chuyên nghiệp với giá rẻ, đội ngũ nhân viên thi công chuyên nghiệp, nhiệt tình của chúng tôi sẽ giúp cho công trình vệ sinh của bạn được chống thấm nhanh chóng, hiệu quả. Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm: Cách chống thấm cho sàn âm nhà vệ sinh
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tư vấn sơn nhà tại TPHCM/ Sơn mặt tiền
- Mẫu thiết kế sân vườn nhà cấp 4 đẹp không thể cưỡng lại
- Các loại vữa chống thấm tốt nhất trong xây dựng hiện nay
- Xu Hướng Màu Sơn Nhà Đẹp Hiện Đại Nhất Trong Năm 2020
- Hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bằng kova
- Lựa chọn vật liệu chống thấm cho từng hạng mục trong công trình
- Dịch vụ sơn nhà ở quận 8 TPHCM
- Tự sơn nhà có khó không?
- Dịch vụ sơn nhà ở quận 7 TPHCM
- Cách thi công sơn chống thấm cho nhà ở