Cách chống thấm cho sàn âm
Hiện nay các công trình nhà vệ sinh thường được thiết kế theo kiểu sàn âm để tránh phát sinh chi phí đóng trần thạch cao. Sàn âm nhà vệ sinh là một trong những hạng mục rất nhỏ trong công trình nhưng nếu không quan tâm và chống thấm kỹ càng sẽ gây ra những hậu quả làm bạn phải đau đầu. Để chống thấm cho sàn âm nhà vệ sinh hiệu quả thì đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, tay nghề và trình độ chuyên môn cao vì với những ống nước chạy ngang dọc ngang mặt sàn và âm dưới nền sẽ làm cho không gian thì công trở nên chật hẹp và khó khăn để thực hiện các thao tác chống thấm. Chính vì vậy trong bài viết này công ty Hoàng Gia Phát sẽ chia sẻ đến bạn cách chống thấm cho sàn âm nhanh chóng, hiệu quả.
Hướng dẫn cách chống thấm cho sàn âm hiệu quả
Việc chống thấm cho sàn âm tương đối phức tạp nên yêu cầu người thi công phải thực hiện cẩn thận, tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật. Để tiến hành chống thấm cho sàn âm nhà vệ sinh, đầu tiên bạn cần chuẩn bị các vật liệu như: dung dịch chống thấm Water Seal DPC, màng đàn hồi Polymer hai thành phần đàn hồi cao FOSMIX, lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass và cuối cùng là vữa không co ngót. Sau khi chuẩn bị các vật liệu chống thấm xong, bạn sẽ tiến hành làm việc theo các bước sau:
► Bước 1: Chuẩn bị bề mặt. Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất đồng thời xử lý các vết lồi lõm, lỗ rỗ, nứt xước lớn trên bề mặt.
► Bước 2: Vệ sinh phần cổ ống sau đó dùng vữa rót không co ngót để chống thấm.
► Bước 3: Dùng xi măng và cát trộn thành vữa sau đó trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông.
► Bước 4: Trộn Sika Latex TH với xi măng và nước để quét lên toàn bộ chân tường cũng như bề mặt tường sau đó đo đạc và cắt lưới Fiber Glass dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn.
► Bước 5: Pha hóa chất Water Seal DPC với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 sau đó quét toàn bộ sàn, chân tường với định mức 0,2l/m2.
► Bước 6: Trộn màng xi măng hai thành phần FOSMIX bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (400- 600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Sau khi trộn xong tiến hành dùng chổi để quét thành 3 lớp lên bề mặt tường, chân tường với định mức 0,6 kg/m2. Mỗi lớp cách nhau 2 - 4 h và lớp sau nên quét vuông góc với lớp trước để mang đến hiệu quả cao nhất.
► Bước 7: Sau 24 - 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hoàn thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xong yêu cầu phải có lớp vữa láng bảo vệ chống thấm.
Trên đây là cách chống thấm cho sàn âm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu gặp phải khó khăn trong quá trình thi công hãy liên hệ với công ty chống thấm uy tín, chuyên nghiệp để được hỗ trợ, giúp đỡ nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
Có thể bạn quan tâm: Cách chống thấm cho bể nước ngầm
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tư vấn sơn nhà tại TPHCM/ Sơn mặt tiền
- Mẫu thiết kế sân vườn nhà cấp 4 đẹp không thể cưỡng lại
- Các loại vữa chống thấm tốt nhất trong xây dựng hiện nay
- Xu Hướng Màu Sơn Nhà Đẹp Hiện Đại Nhất Trong Năm 2020
- Hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bằng kova
- Lựa chọn vật liệu chống thấm cho từng hạng mục trong công trình
- Dịch vụ sơn nhà ở quận 8 TPHCM
- Tự sơn nhà có khó không?
- Dịch vụ sơn nhà ở quận 7 TPHCM
- Cách thi công sơn chống thấm cho nhà ở